You are here

Một số kiến thức về nội thất cho khu bếp

1. các khu vực chức năng của tủ bếp

Không phải dễ dàng khi thiết kế tủ bếp sao cho phù hợp căn bếp của bạn. Sẽ rất sai lầm nếu như bạn làm theo cảm giác của mình, tùy hứng mua 1 căn bếp nào đó mang về lắp đặt. Điều quan trọng chúng ta nên hiểu rõ những khu vực chức năng của tủ bếp, gồm 5 khu vực sau:

KV-A. KHU VỰC CẤT GIỮ ĐỒ KHÔ

Đây là khu vực mà bạn thường cất giữ đồ khô như gạo, bột mì, sữa, đồ hộp… và được để trong hệ thống ngăn kéo âm giúp bạn có thẻ quan sát dễ hơn và sử dụng một cách nhanh chóng. Tâm lý của gia chủ thường muốn mở rộng không gian trữ đồ khi tu sửa lại kệ bếp. Vì thế trong giai đoạn lên kế hoạch việc xây kệ bếp mới là khá quan trọng.

KV-B. KHU VỰC ĐỂ BÁT, DĨA,…

Những vật dụng như bát, dĩa, cốc, các đồ hộp nhựa đựng thức ăn và nhiều vật dụng làm bếp khác được cất giữ ở nơi này. Chúng được sử dụng thường xuyên mỗi ngày nên chúng ta nên sắp xếp chúng ở ngăn kéo dưới để tiện cho việc sử dụng. Đây là khu vực chiếm 1/3 không gian bếp. Do đó cho dù các vật dụng này được cất giữ trong tủ bếp trên hay tủ bếp dưới, điều quan trọng vẫn phải lưu ý tới mức độ sử dụng để khi sử dụng được thoải mái, tiện dụng nhất.

Ngoài ra vị trí kế tiếp trong bếp là khu chậu rửa nên khoảng cách và rút ngắn thời gian sử dụng, rửa sạch và cất chúng trong tủ.

KV-C. KHU VỰC CHẬU RỬA

Bồn rửa và máy rửa chén là trung tâm của khu vực vệ sinh trong bếp. Đây là vị trí hoàn hảo để rửa các vật dụng và lưu trữ rác thải. Khoảng không gian phía dưới bồn rửa thường bỏ trống hoặc hoàn toàn không sử dụng đến. Thật lãng phí nếu bạn không tận dụng hết những khoảng không gian này. Hãy mở rộng không gian lưu trữ bằng cách đặt những ngăn kéo phía dưới bồn rửa. Ngoài ra nếu bạn sử dụng thêm các thành phần chia trong hệ thống ngăn kéo thì việc quan sát và lấy đồ dùng sử dụng sẽ tối ưu.

KV-D. KHU VỰC CHUẨN BỊ

Khu vực này để lưu trữ các vật dụng trong bếp như dao, kéo, các loại thiết bị dùng điện, gia vị cũng như các vật dụng chế biến thức ăn. Đây là nơi dành cho những hoạt động chính của bếp, nơi bạn có thể chuẩn bị các món ăn. Nên đặt khu vực này giữa khu vực chậu rửa và nấu nướng sẽ tối ưu nhất. Ngoài ra, các ngăn kéo cho khu vực này được đặt ở tủ bếp dưới làm cho các thao tác bếp núc nhanh chóng và tiện dụng hơn.

KV-E. KHU VỰC NẤU

Khu vực nấu được coi như là nhịp đập của căn bếp, xung quanh khu vực này nên để các bếp ga, bếp nướng, lò vi sóng, máy hút mùi…  Các dụng cụ dùng để nấu nướng như nồi, niêu, xoong, chảo,.. cũng được sắp xếp ở đây. Các dụng cụ nấu nướng mà dùng thường xuyên thì nên đặt gần bếp để cho thao tác bếp được thuận tiện và nhanh nhất. Nếu đủ không gian lưu trữ thì các dao kéo dùng trong nấu nướng cũng nên cất giữ ở đây.

2. Kích thước tủ bếp

  Với chiều cao của người Việt Nam nói chung thì kích thước của tủ bếp dưới phù hợp, thông thường có độ cao từ 80 – 90 cm, sâu từ 45-50cm, tủ bếp trên có độ cao từ 45 – 75cm, độ sâu trung bình từ 30 -35cm. Khoảng cách giữa tủ bếp trên và dưới khu vực bếp gas, máy hút mùi từ 60 – 80cm, khoảng cách giữa tủ bếp trên và dưới khu vực khoang chậu rửa, và khu vực khác từ 40 – 60 cm. Tổng chiều cao của toàn bộ tủ từ 2,4 m – 2,5 m, tầm với mở cửa tủ trên tối đa từ 1,8m – 1, 9m. Tùy chiều cao của trần nhà bếp mà chọn loại cao hay thấp. Cao thì khoảng 2.4-2,5m. Thấp thì khoảng 2m. Xác định vị trí để tủ, kệ trước khi thiết kế để thiết kế hình chữ L, chữ U, G, I hay tủ bếp đảo

  Bất kể kích thước hay hình thức nào của bếp : chữ L, galley, chữ U, hoặc dạng đảo bếp , tổng các cạnh của ta giác hoạt động nên lớn hơn 3m và nhỏ hơn 7m6. Nếu tổng số này quá nhỏ người làm bếp sẽ vướng vào nhau và nếu quá lớn thì việc chuẩn bị thức ăn có thể rất mệt mỏi

  Đảo bếp tối thiểu nên dài 1200mm và rộng 600mm và phải đủ chỗ cho mọi người di chuyển và làm việc xung quanh. Các chuyên gia khuyên rằng trừ khi nhà bếp là ít nhất 2m4 sâu và dài hơn 3m6, còn không thì không nên làm đảo bếp

Theme by Danetsoft and Danang Probo Sayekti inspired by Maksimer